Những động tác dành cho bệnh nhân gai đốt sống cổ

Khi bạn bị gai cột sống, luyện tập nằm trong chương trình điều trị góp phần cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả các bài tập đều tốt cho bệnh tình của bạn. Dưới đây là một số bài tập bạn không nên thực hiện để tránh bệnh trở nên trầm trọng hoặc tái phát.

Xem thêm: Bài tập chữa gai cột sống cổ và lưng, những lưu ý khi đi bộ hoặc tập gym
Gai cột sống

Bạn được chẩn đoán bị gai cột sống cổ hoặc lưng, vậy bạn đã biết hết về căn bệnh này? Gai cột sống là cấu trúc xương trơn mọc trên xương qua một thời gian dài. Gai cột sống có thể được gọi là chồi xương tại xương sống. Các dạng gai cột sống thông dụng nhất là gai cột sống cổ và lưng.
Gai cột sống là một phần bình thường của quá trình lão hóa và nó hầu như không có triệu chứng. Nó có thể xảy ra khi các mặt khớp bị tổn thương và các cơ ở lưng hoặc cổ bị ảnh hưởng. Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi gai cột sống gây áp lực hoặc kích thích dây thần kinh cột sống, tủy sống, đĩa đệm, hoặc mạch máu ở khu vực cột sống. Các triệu chứng tiềm ẩn có thể bao gồm:

  • Đau ở lưng hoặc cổ khi bạn đứng hoặc đi bộ trong một thời gian dài;
  • Đau có thể lan đến đầu hoặc vai (nếu cột sống cổ bị ảnh hưởng); đùi (nếu cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng);
  • Các triệu chứng có thể trở nên tệ hơn khi bạn di chuyển và đỡ hơn khi bạn nghỉ ngơi;
  • Các triệu chứng nghiêm trọng khác bao gồm đau ở cánh tay, chân, tê, ngứa ran, yếu tay và chân;
  • Mất kiểm soát ruột và bàng quang.

Một số yếu tố có thể góp phần thúc đẩy sự hình thành gai cột sống bao gồm dinh dưỡng, sai tư thế, các chấn thương liên quan đến thể thao và tai nạn.
Các bài tập bạn nên tránhCác bài tập không phù hợp có thể làm cho tình hình tồi tệ hơn. Dưới đây là một số bài tập mà bạn không nên thực hiện nếu bạn bị gai cột sống:

  • Đừng nhấc vật nặng quá đầu hoặc đặt trọng lượng lên vai;
  • Gập bụng tốt cho cơ bụng nhưng không thích hợp cho lưng và cổ. Cơn đau có thể trở nên trầm trọng hơn khi bạn thực hiện động tác này;
  • Chống đẩy giúp bạn khỏe mạnh. Tuy nhiên, bài tập này có thể làm đau lưng và vai;
  • Bạn nên tránh các bài tập liên quan đến việc xoay cổ hoặc lưng quá mức. Không xoay cột sống của bạn theo một hướng lặp đi lặp lại. Bạn có thể cảm thấy đau khi xoay cột sống về phía đối diện;
  • Đừng tập các bài tập có cường độ cao như chạy bộ hoặc bóng rổ. Đi bộ nhanh hoặc yoga có thể mang lại nhiều lợi ích hơn;

Những điều bạn không nên làm

  • Bạn không nên giữ tư thế quá lâu. Thay đổi tư thế khi ngồi hoặc đứng. Bạn nên ngồi sao cho thẳng lưng và cổ linh hoạt. Giữ một tư thế tốt khi bạn đi bộ với mắt nhìn thẳng, đầu giữa hai vai và thẳng lưng;
  • Bạn nên tránh các hoạt động khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.

Các bài tập cho gai cộng sống có thể hữu ích, nhưng bạn nên tránh những bài tập không phù hợp vì chúng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu các bài tập, bạn nên tham khảo về các bài tập thích hợp với bác sĩ xương khớp hoặc chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống.

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đau lưng của dân văn phòng?

Những người làm việc văn phòng là có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp nhiều nhất, đặc biệt là chứng bệnh đau lưng. Bởi tính chất công việc phải ngồi nhiều giờ, không vận động hoặc ngồi sai tư thế nên đây là đối tượng rất dễ mắc chứng bệnh này. Hãy cùng chuyên mục tìm hiểu những bài tập đơn giản chữa đau lưng của dân văn phòng nhé!

Xem thêm: https://thoaihoacotsong.vn/dau-lung-2/cach-chua-tri-dau-lung-khi-ngoi-may-tinh-lau/
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh đau lưng của dân văn phòng?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau lưng ở dân văn phòng là do tính chất công việc, phải ngồi lâu trong một tư thế cố định mà không được vận động, hoặc ngồi sai tư thế dễ dẫn đến sự căng cơ và đau nhức. Giai đoạn đầu của chứng bệnh này thường gây đau nhức trong một khoảng thời gian ngắn rồi hết nên dễ khiến nhiều lơ là và bỏ qua cách chữa bệnh đau lưng sao cho đúng cách.
+ Tư thế bất thường: Ngồi nhiều bị đau lưng hoặc ngồi quá lâu với tư thế không đúng, như ngồi thõng vai xuống sẽ làm còng lưng gây mệt mỏi, tổn thương cơ bắp và dẫn đến đau lưng mãn tính.
+ Căng cơ lặp đi lặp lại: Thao tác công việc đơn điệu, nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần với tần số cao, thời gian nghỉ ngơi ít nên khiến các cơ bắp bị chấn thương, căng cơ quá mức dẫn đến mệt mỏi và đau lưng.
+ Ít vận động: Do phải ngồi trong một tư thế nhất định hàng giờ liền, cơ thể không được vận động nên cột sống dễ bị chùn, nguy cơ dẫn đến thoái hoá cột sống gây ra bệnh đau lưng, đau thần kinh tọa. Song song đó, việc thiếu vận động hàng ngày và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng sẽ mau chóng dẫn đến tình trạng xương trở nên giòn, xốp và tiến nhanh đến quá trình bị loãng xương cùng các biểu hiện như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hoá cột sống.
12 cách chữa đau lưng của dân văn phòng đơn giản hiệu quả1. Hỗ trợ lưng
Mẹo chữa đau lưng bằng cách điều chỉnh ghế sao cho lưng được hỗ trợ đúng cách nhất. Một chiếc ghế có khả năng điều chỉnh độ cao và mềm mại có thể giảm căng thẳng trên lưng một cách tốt nhất. Tốt nhất là ghế có thêm vị trí để chân, hỗ trợ đầu gối. Đây là cách chữa bệnh đau lưng vô cùng hiệu quả hiện nay.
2. Điều chỉnh ghế
Điều chỉnh lại chiều cao của ghế để có thể sử dụng bàn phím bằng cổ tay và cánh tay song song với sàn nhà. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại và là cách chữa đau lưng bạn nên biết. Khuỷu tay cần được khép gần cơ thể, khi đó cánh tay sẽ tạo thành chữ L.
3. Bàn chân thư giãn trên sàn nhà
Bàn chân cần được đặt thoải mái trên sàn nhà. Không bắt chéo chân vì điều này có thể giảm lưu thông máu và gây ra tổn thương và đau nhức khớp hông. Chữa bệnh đau lưng không thể bỏ qua cách này.
4. Vị trí màn hình
Màn hình máy tính cần đặt trước mặt, cách mắt khoảng 1 cánh tay, vị trí trên cùng ngang tầm mắt. Màn hình quá cao hoặc thấp sẽ khiến cổ bị uốn cong và gây khó chịu. Cách chữa đau lưng với dân văn phòng là người bệnh cần có vị trí nhìn màn hình phù hợp với tầm mắt.
5. Bàn phím
Đặt bàn phím trước mặt, cách khoảng 10 – 15 cm so với cổ tay. Giữ cho cổ tay thẳng khi gõ. Cách trị bệnh đau lưng dù có hay đến mấy mà không làm theo điều này thì cũng không có tác dụng.
6. Chuột
Cách trị đau lưng đơn giản là để chuột ở gần nhất có thể. Sử dụng thêm miếng lót đệm cổ tay giữ cho cổ tay thẳng và không bị cong. Nếu sử dụng chuột nhiều thay bàn phím thì đẩy bàn phím sang một bên.
7. Tránh căng thẳng do điện thoại
Nếu cần nghe điện thoại nhiều, hãy sử dụng kết nối với tai nghe hai bên. Giữ điện thoại liên tục giữa vai và cổ có thể làm căng thẳng cơ bắp ở cổ và trị bệnh đau lưng.
8. Uống nhiều nước
Ngồi lâu trong phòng làm việc khiến cho mắt bạn bị khô, cản trở lưu thông máu. Để cải thiện tình trạng này bạn hãy uống nước đầy đủ. Ngoài ra, uống nước thường xuyên cũng là cách trị nhức lưng đơn giản. Đồng thời, bạn sẽ giảm nhu cầu uống cà phê hay hút thuốc để tránh căng thẳng.
9. Thư giãn tại chỗ
Ngồi lâu một tư thế có thể gây mệt mỏi cho các cơ bắp và làm chúng bị chấn thương. Bạn có thể thư giãn các cơ bắp bằng cách cứ sau 25-30 phút làm việc thì lại nghỉ một phút. Một phút này có thể dành để thả lỏng cơ thể, quay cổ và tập hít thở sâu. Sau 2-3 giờ ngồi làm việc thì nghỉ ngơi khoảng 10 phút. Điều này sẽ cải thiện tuần hoàn trong cơ thể. Bạn có thể đi đi lại một chút trong 10 phút nghỉ ngơi này để thấy rằng đây là cách chữa đau lưng hiệu quả.
10. Tập thể dục thường xuyên
Nếu bạn không thể tập thể dục hàng ngày, bạn hãy tập thể dục khi bạn có thể. Cho dù đó là một bài tập thở, vì có tập vẫn tốt hơn là bạn không tập. Mục tiêu của bạn không phải là giảm cân hay làm đẹp. Mà mục tiêu quan trọng ở đây là giữ cơ thể bạn hoạt động và làm việc tốt, tránh mệt mỏi và căng thẳng. Vì vậy các bài tập thể dục về căng cơ và di chuyển cơ thể là rất quan trọng, nhất là trong quá trình điều trị đau lưng.

Các sử dụng lá lốt để chữa trị căn bệnh đau lưng ĐƠN GIẢN

Lá lốt không chỉ có tác dụng trong việc chế biến các món ăn mà còn có tác dụng điều trị đau lưng, các bệnh xương khớp hiệu quả mà người bệnh thường bỏ quên. Hãy tìm hiểu rõ hơn về việc trị bệnh đau lưng từ lá lốt cách chữa trị thoát vị đĩa đệm, bạn nên tham khảo để có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà nhằm cải thiện tình hình bệnh được tốt hơn.Tác dụng của lá lốt

Xem thêm:
https://thoaihoacotsong.vn/dau-lung-2/chua-dau-lung-bang-la-lot/

Lá lốt là loại cây rất dễ trồng, rất dễ tìm kiếm. Ngoài tác dụng hỗ trợ trong việc chế biến các món ăn ngon bổ dưỡng, trong đông y, lá lốt có vị cay, tính ấm có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau rất tốt nhờ đó có thể điều trị các bệnh như đau nhức lưng, đau xương khớp, đau đầu, đau răng…rất hiệu quả.
Lá lốt có tác dụng điều trị bệnh đau lưng hiệu quả mà đôi khi bạn bỏ quên
Để điều trị bệnh đau nhức lưng từ lá lốt, người bệnh nên tìm rễ hoặc thân cây, rửa sạch, phơi khô và thực hiện theo các cách sau đây:
Bài thuốc đắp:
Lá lốt tươi, giã nhỏ, rang nóng cùng với muối hạt to, cho vào miếng vải mỏng và đắp lên vùng lưng bị đau nhức, khi nguội bạn có thể cho vào rang lại và làm tương tự khoảng vài lần một ngày.
Bài thuốc xoa bóp:
Ngâm rễ cây lá lốt với rượu, để khoảng 2 tuần đến 1 tháng để các chất trong thân cây có thể tiết ra, hòa vào rượu. Dùng rượu rễ lá lốt xoa vào vùng bị đau nhức như lưng, vai, gáy hay chân đều được, tuy nhiên tránh các vết thương hở. xoa bóp nhẹ nhàng sẽ khiến vùng đau nhức nhanh chóng giảm bớt.
Bài thuốc uống:
Chuẩn bị 10g lá lốt tươi, rửa sạch, sắc lấy nước uống, 4 bát nước lọc lấy 1 bát nước cốt lá lốt, uống mỗi ngày 1-2 bát. Kiên trì trong khoảng 1-2 tuần để nhận thấy kết quả mang lại.
Món ngon trị đau lưng từ lá lốtNgoài các bài thuốc trị đau lưng từ lá lốt như trên, người bệnh có thể chế biến thành những món ăn vừa ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mà còn trị bệnh hiểu quả.Món thịt bò xào lá lốt trị bệnh đau lưng hữu hiệu hơn nữa còn rất ngon và tốt cho sức khỏe
Thịt bò xào lá lốt
Lá lốt xào thịt bò không chỉ là một món ăn ngon, bổ mà còn tốt cho xương khớp có tác dụng trị bệnh đau nhức lưng rất tốt mà người bệnh có thể ăn mỗi tuần.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần mua khoảng 1-2 lạng thịt bò, thái mỏng, tấm ướp gia vị vừa ăn, xào đều lên sau đó cho lá lốt vào xào đến khi chín là được. Một bát cơm nóng cùng món thịt bò xào lá lốt không chỉ giúp bạn ngon miệng mà quan trọng hơn là nhanh chóng giúp giảm thiểu tình trạng đau lưng, đau mỏi khớp gối rất hiệu quả.
Bên trên là các bài thuốc trị bệnh đau lưng từ lá lốt vừa đơn giản, an toàn mà lại mang lại hiệu quả cao, người bệnh nên tham khảo và nhanh chóng bắt tay vào việc thực hiện, kiên trì trong một thời gian để việc trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất.

2 Bài thuốc trị phong thấp ra mồ hôi HIỆU QUẢ BẤT NGỜ

Bệnh phong thấp ra mồ hôi khiến người bệnh phải gặp rất nhiều những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tâm lý người bệnh thường không tự tin khi tiếp xúc với những người xung quanh. Vậy làm sao để có thể trị bệnh phong thấp ra mồ hôi một cách hiệu quả nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh phong thấp ra mồ hôi là gì?

Theo các chuyên gia thì hiện tượng ra mồ hôi là do cơ thể bị rối loạn hệ thống dây thần kinh giao cảm (đóng vai trò điều hòa thân nhiệt của cơ thể). vậy bệnh phong thấp là gì và tại sao lại khiến chúng ta bị ra mồ hôi?

Theo Đông y thì triệu chứng da mồ hôi là do căn bệnh phong thấp gây ra. Bệnh phong thấp khiến tình trạng khí dương trong cơ thể bị rối loạn, khí huyết trong cơ thể bị tắc nghẽn khiến bàn tay, bàn chân bị lạnh gây ra tình trạng bị ra mồ hôi.

Tùy vào từng thể của phong thấp, cũng như tình trạng bệnh mà mức độ ra mồ hôi sẽ khác nhau. Có người ra mồ hôi thành từng giọt và liên tục, ở mình phần bàn tay hoặc có thể toàn bộ cơ thể.

Ngoài nguyên nhân trên thì với tâm lý lo lắng, căng thẳng, hoạt động nhiều… cũng có thể khiến cơ thể của người bệnh bị ra mồ hôi quá mức.

Trị bệnh phong thấp ra mồ hôi

Để có thể ngăn ngừa tình trạng ra mồ hôi khi mắc phải căn bệnh phong thấp, thì hiện nay các chuyên gia áp dụng 2 biện pháp phổ biến nhất đó là Tây y và Đông y

Trị bệnh phong thấp ra mồ hôi bằng Tây y

Hiện nay, chưa có bất kỳ biện pháp nào có thể chữa trị dứt điểm được căn bệnh phong thấp. Trong Tây y việc sử dụng thuốc để ngăn ngừa tình trạng ra mồ hôi khi mắc bệnh phong thấp dường như không đem lại hiệu quả.

Để có thể ngăn ngừa hiện tượng tay mồ hôi các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm cắt bỏ hạch giao cảm dùng để sản xuất ra mồ hôi. Biện pháp này có thể giúp chữa trị được hoàn toàn 90% căn bệnh trên.

Trị bệnh phong thấp ra mồ hôi bằng Đông y

Người bệnh hiện nay đang bắt đầu sử dụng những loại thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên phục vụ cho quá trình điều trị bệnh. Những loại thảo dược này không gây ra nhiều tác dụng phụ, mặt khác có thể tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh.

Sau đây sẽ là một số bài thuốc chữa bệnh phong thấp ra mồ hôi vô cùng hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo.

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu: Lá dâu tằm, đậu đen, ngũ vị tử, ma hoàng căn, mẫu lệ mỗi loại 50g

Thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu kể trên và để ráo nước, sau đó đem bỏ vào ấm sắc cùng với 500ml nước trong khoảng thời gian 20 phút các bạn có thể tắt bếp, chia thành 2 phần bằng nhau uống vào buổi sáng và chiều.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu: Cây lá lốt 200g (bao gồm cả thân, rễ và lá)

Thực hiện: Cây lá lốt các bạn đem rửa sạch sau đó để ráo nước, và đem đi phơi 1-2 ngày nắng. Cho lá lốt phơi khô lên chảo sao vàng hạ thổ. Dùng lá lốt sắc cùng với khoảng 500ml nước đến khi cạn còn khoảng 1 nửa thì các bạn có thể tắt bếp để nguội. Mỗi ngày các bạn nên uống 1 lần vào buổi sáng. Uống trong khoảng thời gian 4-5 ngày thì dừng đợi 7 ngày sau uống lại.

Bên trên là những cách trị bệnh phong thấp ra mồ hôi cực kỳ hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo. Để tránh những sự việc đáng tiếc có thể xảy khi mắc phải căn bệnh phong thấp, các bạn nên tìm tới những cơ sở y tế uy tín để làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Những thao tác dùng để xoa bóp bấm huyệt đau thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa có rất nhiều cách chữa trị, gồm các phương pháp từ Tây và Đông Y. Trong đó phương pháp xoa bóp bấm huyệt chữa thần kinh tọa được nhiều người bệnh lựa chọn vì có thể thực hiện ngay tại nhà.
Theo Đông Y, đau thần kinh tọa là chứng bệnh do phong hàn xâm nhập khiến khí huyết ứ trệ, thân thể suy nhược gây đau nhức ở vùng lưng dưới và phần dưới cơ thể. Xoa bóp bấm huyệt là cách chữa không dùng thuốc, chỉ tận dụng lực bàn tay để giải phóng cơn đau, cải thiện cứng khớp và giảm tê bì.
Tác dụng của xoa bóp bấm huyệt đối với bệnh đau thần kinh tọaNếu như Tây Y cho rằng đau thần kinh tọa là bệnh lý do tổn thương và chèn ép dây thần kinh tọa, gây ra cơn đau nhức ở phần dưới cơ thể. Thì với Đông Y, bệnh lý này do khí hàn xâm nhập gây ứ trệ khí huyệt, sinh ra hiện tượng tắc nghẽn ở rễ thần kinh. Chính quan niệm này mà Đông y cho rằng, muốn giảm đau và chữa dứt điểm bệnh cần giải phóng tắc nghẽn, khai thông huyết mạch và điều hòa cơ thể.
Xoa bóp bấm huyệt tận dụng lực từ bàn tay và ngón tay để kích thích vùng đau nhức, làm giãn đốt sống, tăng cường tuần hoàn máu và giải phóng khí hàn tích tụ. Thủ pháp này không dùng thuốc nhưng có khả năng giảm đau tức thì, giúp người bệnh thoát khỏi các triệu chứng của bệnh hoành hành.
Vì không dùng thuốc nên phương pháp này có thể thực hiện trong thời gian dài mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. Người bệnh có thể thực hiện khi triệu chứng xuất hiện hoặc thực hiện mỗi ngày để cải thiện xương, mạch máu và dây thần kinh, giúp giảm tần suất triệu chứng của bệnh.
Hiện nay, xoa bóp bấm huyệt được y học hiện đại ứng dụng vào phương pháp vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ bệnh nhân giảm đau nhanh chóng và tăng quá trình phục hồi khả năng vận động. Như vậy có thể thấy tác dụng của phương pháp này không chỉ được công nhận bởi y học dân gian mà còn được chứng minh trên phương diện khoa học.
Tuy nhiên, xoa bóp bấm huyệt chỉ mang tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp giảm triệu chứng của bệnh đồng thời cải thiện khả năng vận động. Người bệnh nên thực hiện những biện pháp điều trị chuyên sâu để tác động đến vùng tổn thương của rễ thần kinh, lúc đó bệnh mới được điều trị dứt điểm.
Xoa bóp bấm huyệt thích hợp để giảm đau trong suốt quá trình điều trị, là giải pháp thay thế cho việc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm từ tây y.
Tự học xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọaĐể chủ động trong việc giảm các triệu chứng do bệnh đau thần kinh tọa, người bệnh nên trang bị những kiến thức về xoa bóp bấm huyệt. Những động tác này khá đơn giản và dễ thực hiện, có thể thực hiện ngay tại nhà để khắc phục những triệu chứng của bệnh.
1. Động tác xoa bópHãy bắt đầu với động tác xoa bóp vì đây là kỹ thuật đơn giản và có cường độ nhẹ nhất. Xoa bóp tác động đến toàn bộ vùng đau nhức một cách nhẹ nhàng, kích thích thân nhiệt ấm lên nhằm khai thông huyết mạch và giúp cơ thể thích nghi với những động tác sau, tránh gây tổn thương lên các cơ quan lân cận.Sử dụng hai bàn tay xoa nhẹ nhàng vùng lưng dưới khoảng 30 giây để nhiệt độ ấm lên, sau đó tiến hành xoa bóp trong 3 phút. Có thể làm ấm tay trước khi thực hiện để tăng cường tuần hoàn máu và giúp cơn đau co thắt giảm nhanh hơn.
2. Động tác lănĐộng tác lăn dùng lực từ cổ bàn tay để lăn lên vùng thắt lưng, lực từ cổ tay sẽ đẩy mạch máu và dây thần kinh giúp giảm hiện tượng chèn ép, cơ thể tránh được những cơn đau nhức từ bệnh.
Dùng cổ tay lăn nhẹ nhàng vùng thắt lưng từ trái sang phải khoảng 5 lần và thực hiện ngược lại. Lặp lại động tác khoảng 3 lần rồi chuyển sang động tác tiếp theo.
3. Bóp nắnĐộng tác bóp nắn sử dụng lực từ toàn bộ bàn tay tác động mạnh đến hiện tượng tắc nghẽn nhằm giải phóng cơn đau và các triệu chứng nặng nề hơn như: rối loạn cảm giác, tê bì, cứng khớp,…
Dùng bàn tay bóp phần thịt ở hai bên lưng dưới, bóp nhẹ sau đó tăng lực mạnh hơn. Một tay bóp, tay còn lại kết hợp xoa bóp để khai thông khí huyết, giải trừ khí hàn tích tụ.

5 Dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng các bạn cần CHÚ Ý

Thoái hóa cột sống là một căn bệnh tương đối phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức, khó cử động… ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Việc xác định được chính xác dấu hiệu thoái hóa đốt sống lưng giúp bạn có thể đưa ra được những biện pháp điều trị phù hợp, hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra về sau.

Dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng

Căn bệnh thoái hóa cột sống lưng gây hạn chế khả năng vận động, biến dạng cột sống, đau nhức quanh vùng lưng… Nếu không có những biện pháp chữa trị kịp thời bệnh có thể biến chứng sang một số căn bệnh nguy hiểm khác như: Thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh tọa….

Sau đây sẽ là một số dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng mà các bạn có thể dễ dàng nhận thấy.

Đau nhức vùng lưng

Biểu hiện đầu tiên mà chúng ta phải kể tới đó là hiện tượng đau nhức xung quanh vùng lưng, tùy vào tình trạng bệnh mà những cơn đau có thể lan tỏa sang vùng hông, mông, hoặc thậm chí là xuống phía chân…

Khi bệnh nhân vận động mạnh thì những cơn đau sẽ xuất hiện với cường độ cao hơn, giảm đau khi được nghỉ ngơi. Thời tiết thay đổi cũng sẽ khiến cảm giác đau nhức tăng lên một cách rõ rệt.

Tê bì vùng chân tay

Như các bạn đã được biết thì bên trong cột sống có chứa rất nhiều những dây thần kinh, các rễ thần kinh thoát ra từ các lỗ cột sống và chạy tới bộ phần mông và tay, chân. Khi cột sống bị thoái hóa có thể khiến các dây thần kinh này bị chèn ép và khiến người bệnh có cảm giác tê buốt ở vùng mông, tay và chân.

Khả năng vận động phần lưng suy giảm

Một trong những dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng rất dễ nhận biết đó là vùng lưng của người bệnh khi cử động không còn được uyển chuyển như trước nữa, thường xuyên có cảm giác cứng khớp, rất khó để có thể quay hoặc ngửa lưng về phía sau.

Khi cố vận động thì thường có cảm giác vô cùng đau nhức, thậm chí có thể khiến tình trạng bệnh thoái hóa cột sống lưng ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Cơ thể đau nhức, mệt mỏi

Khi mắc bệnh thoái hóa cột sống thì thời điểm ban đêm là những cơn đau thường xuyên xuất hiện với cường độ mạnh nhất. Đau nhức gây mất ngủ cho người bệnh, cảm giác chán ăn, mất ngủ… trong một khoảng thời gian dài khiến cơ thể bệnh nhân bị suy nhược nghiêm trọng.

Bại liệt chân tay

Một trong những dấu hiệu vô cùng nguy hiểm của căn bệnh thoái hóa cột sống lưng đó là có thể khiến bệnh nhân bị bại liệt hoàn toàn chân tay. Khi các dây thần kinh bị chèn ép trong một khoảng thời gian dài có thể khiến chúng bị đứt hoặc làm chết các dây thần kinh tới chân và tay của người bệnh.

Làm gì khi thấy dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng

Sau khi thấy cơ thể có những biểu hiện kể trên thì việc đầu tiên các bạn phải làm là tới những cơ sở y tế gần nhất để khám và xác định chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

Thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, để có thể giám sát được hiệu quả trong việc điều trị bệnh.

Bổ xung những nhóm thực phẩm thiết yếu dành cho cơ thể, những loại thức ăn được các bác sĩ khuyến khích sử dụng trong thời điểm này đó là loại thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin, và khoáng chất

Lựa chọn những bài tập thể dục phù hợp với thể trạng và luyện tập mỗi ngày

Từ bỏ những thói quen gây ảnh hưởng xấu lên phần cột sống.

Ngay sau khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu thoái hóa cột sống các bạn cần phải có những biện pháp chữa trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra về sau.

Viêm khớp dạng thấp là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Viêm khớp dạng thấp là một trong số những căn bệnh vô cùng phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy bệnh viêm khớp dạng thấp là gì, nguyên nhân và triệu chứng ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây nhé!

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là hiện tượng các khớp xương bị tổn thương khiến phần xương dưới sụn bị bào mòn, viêm màng hoạt dịch khiến các khớp của người bệnh bị phá hủy nghiêm trọng. Bệnh viêm khớp dạng thấp làm cho người bệnh mất dần khả năng vận động.

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện ở những đối tượng trên 30 tuổi, nữ giới được cho là có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nam. Bệnh thường phát triển một cách âm thầm, sau đó tăng dần cường độ theo thời gian. Triệu chứng đau nhức do viêm khớp dạng thấp xuất hiện đột ngột chỉ chiếm 15%.

Viêm khớp dạng thấp gây ra đau nhức, hạn chế khả năng vận động…Nếu không có những biện pháp khắc phục kịp thời có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm về sau.

Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp được hình thành nên bởi rất nhiều những nguyên nhân khác nhau. Những theo các chuyên gia thì người bệnh cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề sau:

Virus: Khi cơ thể chúng ta bị các loại virus xâm nhập vào bên trong cơ thể có thể gây ra các biểu hiện bị viêm nhiễm, sưng đau tại các khớp.

Cơ địa của từng người: Hiện tại có 60%-80% người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là nữ giới trên 30 tuổi, điều này chứng tỏ nguyên nhân viêm khớp dạng thấp cũng được quyết định nhiều bởi cơ địa từng người.

Tổn thương: Những người bị tai nạn và không có biện pháp chữa trị dứt điểm sẽ để lại những biến chứng có thể xảy ra về sau

Chế độ sinh hoạt: Làm việc quá sức, sai tư thế, ngủ ít, thường xuyên phải làm việc với cường độ căng thẳng mệt mỏi cũng sẽ gây ra căn bệnh viêm khớp dạng thấp

Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo: Đối với những người thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, đồ uống có ga, đồ uống có cồn, thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ… Sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn so với những người bình thường.

Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc dấu hiệu viêm khớp dạng thấp là gì? Liệu chúng có giống với các bệnh xương khớp khác hay không? Việc phát hiện sớm căn bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn về sau.

Theo các bác sĩ thì biểu hiện của căn bệnh viêm khớp dạng thấp là vô cùng đa dạng. Nhưng thông thường sẽ được phân chia thành 2 giai đoạn đó là: Giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn khởi phát

  • Những cơn đau thường xuất hiện một cách âm ỉ tại các vùng khớp ngón tay, đầu gối, cổ tay, cổ chân… Những cơn đau sẽ tự động biến mất sau một  thời gian người bệnh được nghỉ ngơi.
  • Đau nhức tại các khớp có cường độ tăng dần khi bệnh nhân hoạt động mạnh và giảm khi có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
  • Viêm khớp dạng thấp giai đoạn khởi phát sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, sốt nhẹ và buổi tối và thường bị ra mồ hôi trộm
  • Toàn thân bị đau nhức, ê ẩm du không hề vận động mạnh trước đó.

Triệu chứng viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn toàn phát

  • Bệnh nhân khi thức dậy vào mỗi buổi sáng thường phải mất một khoảng thời gian để khởi động mới có thể hoạt động bình thường
  • Các khớp thường có biểu hiện đau đối xứng với nhau
  • Phần khớp cổ tay và đầu gối có biểu hiện bị sưng viêm đỏ tấy, bên trong khớp có chứa dịch
  • Khả năng vận động bị hạn chế

Hy vong sau khi đọc xong bài viết các bạn có thể biến được bệnh viêm khớp dạng thấp là gì? Từ đó có những biện pháp đối phps phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra về sau.

Bệnh trĩ uống thuốc gì? Top 5 loại thuốc Phổ Biến Nhất

Bệnh trĩ uống thuốc gì? Tâm lý của bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh trĩ thường cảm thấy ngại đi khám và chữa trị, nhất là đối với bệnh nhân nữ. Để chữa trị hiệu quả bệnh trĩ bệnh nhân cần lựa chọn sử dụng những loại thuốc phù hợp. Sau đây sẽ là một số loại thuốc chữa trị bệnh trĩ được sử dụng phổ biến nhất.

Xem thêm: 5 cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam hiệu quả đáng tham khảo

Bệnh trĩ uống thuốc gì?

Có 2 phương pháp chữa trị phổ biến nhất hiện nay đó là sử dụng thuốc dân gian và Tây y. Mỗi loại thuốc này đều có ưu và nhược điểm khác nhau.

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây y

Uống thuốc Tây y để chữa trị bệnh trĩ là một trong số những biện pháp phổ biến nhất hiện nay. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc sát trùng, kháng viêm, trợ mạch, giảm đau và một số loại thuốc bôi trực tiếp.

Nhìn chung thuốc Tây y chữa bệnh trĩ thường có tác dụng rất nhanh. Tuy nhiên, thuốc thường gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, chính vì thế bệnh nhân cần phải tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ khi uống thuốc Tây y chữa bệnh trĩ.

Một số loại thuốc Tây y được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân uống đó là:

Các loại dược chất bảo vệ: Có nhiệm vụ làm giảm tình trạng bị lở loét, viêm nhiễm, nhanh lành những tổn thương xung quanh vùng hậu môn. Những chất thường được sử dụng đó là oxit kẽm, tinh bột, lanolin, glycerlin.

Thuốc làm giảm triệu chứng ngứa: Có chứa hàm lượng hydrocortisone thấp, cortisone-10… được sử dụng làm giảm triệu chứng ngứa tạm thời.

Thuốc co mạch: Có nhiệm vụ co mạch máu, làm giảm sự phát triển của các búi trĩ, hạn chế tình trạng bị xuất huyết. Những loại thuốc co mạch thường được bác sĩ kê đơn đó là Tronolane, Phenylephrine, đạm Medicone, thuốc mỡ bôi ngoài.

Các loại thuốc kháng sinh: Ngăn ngừa tình trạng bị viêm nhiễm, giảm đau nhanh. Những loại thuốc này được sử dụng rất phổ biến chư Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin

Thuốc giảm đau: Những loại thuốc bôi trĩ như Americane, lanacane, medicome…có nhiệm vụ gây tê các dây thần kinh xung quanh vùng hậu môn, làm giảm triệu chứng đau nhức tại vị trí hậu môn.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Đây là những bài thuốc vô cùng đơn giản và dễ thực hiện, nguyên liệu chủ yếu có từ thiên nhiên nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe của bệnh nhân. Sử dụng những bài thuốc dân gian có tác dụng chậm, tuy nhiên chúng tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh.

Thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây thiên lý: Sử dụng 100g lá của cây thiên lý, cho vào cối giã nát sau đó đổ khoảng 80ml nước vào khuấy đều, cho lên bếp đun đến khi sôi thì tắt bếp, lọc lấy phần nước bằng một tấm vải sạc. Sử dụng nước để bôi trực tiếp tại hậu môn. Mỗi ngày nên thực hiện 1-2 lần là tốt nhất.

Rau diếp cá: Sử dụng 20-30 lá cây rau diếp cá, cho vào máy say cùng với 200ml nước, sau đó lọc lấy phần nước bằng một tấm vải sạch. Các bạn sử dụng nước rau diếp cá để uống mỗi ngày 1 lần trong khoảng thời gian 2 tuần tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm một cách nhanh chóng.

Chữa bệnh trĩ bằng quả sung: Đây được cho là bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản nhất. Mỗi ngày bệnh nhân chỉ cần sử dụng 2-3 quả sung ăn trực tiếp khi đói. Các bạn sử dụng lá của cây sung hãm thành nước và dùng để ngâm hậu môn.

Lưu ý khi uống thuốc chữa bệnh trĩ

Các bạn cần phải tiến hành kiểm tra tình trạng bệnh chính xác để có thể đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp nhất

Trước khi quyết định sử dụng loại thuốc nào các bạn cần phải tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ, không tự ý uống thuốc để chữa bệnh

Ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhân cũng cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục cũng như thói quen sinh hoạt hàng ngày…

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết các bạn có thể biết được bệnh trĩ uống thuốc gì từ đó có những biện pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Việc sử dụng thuốc cần được chỉ định của bác sĩ,nếu không có thể dẫn tới tình trạng đáng tiếc xảy ra

3 Bài thuốc chữa nóng gan bằng cây chó đẻ CỰC TỐT

Chữa viêm gan bằng cây chó để là một trong những cách điều trị bệnh từ thiên nhiên, từ lâu đã được ông cha ta đã áp dụng và phần nào đó đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, rất ít người có thể hiểu được bản chất của cách điều trị này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách chữa bệnh nóng gan bằng cây chó đẻ qua bài viết sau đây nhé!

Tại sao lại chữa viêm gan bằng cây chó đẻ?

Rất nhiều người đã từ bỏ việc sử dụng thuốc Tây y sang dùng cây chó để để điều trị căn bệnh viêm gan. Những nghiên cứu chỉ ra rằng trong cây chó đẻ có chứa một số các enzyme và hoạt chất được cho là rất tốt cho gan như alkaloids, flavonoids và hypophyllanthine…

Với kháng nguyên HBsAg chứng tỏ cây chó đẻ có khả năng kháng virus viêm gan vô cùng hiệu quả, các chất này giúp ức chế quá trình nhân bản của các virus viêm gan B.

Còn theo Y học cổ truyền thì cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát thường được sử dụng để tiêu độc, lợi tiểu, sát trùng, điều kinh, hạ nhiệt…Thường được các thầy thuốc Đông y sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan về gan, thận, hệ tiêu hóa, bệnh ngoài da.

Cách chữa viêm gan bằng cây chó đẻ

Để những bài thuốc chữa viêm gan bằng cây chó đẻ có thể phát huy được tối đa những hiệu quả các bạn nên thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu: 100g cây chó đẻ, 50g đường

Thực hiện:

  • Các bạn rửa sạch cây chó để bằng nước, để ráo sau đó thái thành từng khúc nhỏ
  • Đem cây chó đẻ phơi khô hoặc sao vàng hạ thổ
  • Dùng cây chó đẻ khô sắc lấy làm 3 phần nước, mỗi phần 300ml đến khi sôi 5 phút. Sau đó trộn 3 phần nước này lại với nhau
  • Cho thêm đường và tiếp tục đun đến khi sôi thì tắt bếp, để nguội, chia thành 4 phần bằng nhau để uống trong ngày.

Các bạn thực hiện các chữa viêm gan bằng cây chó đẻ này trong khoảng thời gian 3 tuần sẽ thấy biểu hiện bệnh thuyên giảm một cách rõ ràng, khi xét nghiệm HBsAg âm tính thì các bạn có thể ngừng sử dụng thuốc.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu: 40g cây chó đẻ, 12g nhân trần, 12g sài khô, 12g hạ khô thảo, 8g chi từ

Thực hiện:

  • Rửa sơ qua nguyên liệu bằng nước sạch và để ráo nước
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm và sắc cùng với 500ml nước đến khi nước cạn còn khoảng 1 nửa thì tắt bếp để nguội

Mỗi ngày các bạn nên uống 1 lần vào buổi sáng là tốt nhất, uống liên tục trong khoảng thời gian 1 tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm một cách nhanh chóng.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu: 60g cây chó đẻ, 50g cỏ mực; Bồ công anh Trung Quốc, rau má mỗi vị 50g; Nhân trần tía, thục địa mỗi vị 15g

Thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các nguyên liệu kể trên, để ráo nước sau đó thái nhỏ thành từng khúc
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 1 lít nước đến khi cạn còn khoảng 1/3 thì có thể tắt bếp, để nguội

Chia thuốc thành 2 phần bằng nhau, uống vào buổi trưa và chiều sau mỗi bữa ăn là tốt nhất, uống liên tục trong khoảng thời gian 3-6 tháng.

Những lưu ý khi chữa viêm gan bằng cây chó đẻ

Được biết đến là một trong những loại thảo dược rất tốt đối với bệnh nhân bị viêm gan ít gây ra tác dụng phụ, nhưng trong một vài trường hợp các bạn cũng cần phải thận trọng khi sử dụng:

Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ là những đối tượng vô cùng nhạy cảm với những thành phần từ bên ngoài, việc sử dụng cây chó đẻ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé trong thời gian mang thai.

Cây chó đẻ có vị đắng, chính vì thế mà nhiều người thường cho cam thảo vào uống kèm, tuy nhiên việc này sẽ không tốt nếu như các bạn sử dụng trong một khoảng thời gian quá dài

Cây chó đẻ có tính mát, nên những người có tỳ vị hư hàn, gầy bụng, khó tiêu…cũng không nên sử dụng vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn

Chữa viêm gan bằng cây chó đẻ là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào về mức độ hiệu quả của cách điều trị bệnh này. Các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định.

3 Cách chữa bệnh thoái hóa khớp vai cực kỳ HIỆU QUẢ

Thoái hóa khớp vai gây ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những cơn đau nhức vùng khớp vai sẽ xuất hiện nhiều hơn mỗi khi người bệnh hoạt động. Lựa chọn được cách chữa bệnh thoái hóa khớp vai phù hợp sẽ giúp các bạn rút ngắn được thời gian điều trị.

Cách chữa bệnh thoái hóa khớp vai

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp vai được áp dụng, tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định một phương pháp khác nhau như Tây y, Đông y, các bài thuốc dân gian…Những các chữa bệnh thoái hóa khớp vai này đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đâu nhé.

Cách chữa thoái hóa khớp vai bằng Tây y

Sau khi tiến hành thăm khám và đánh giá chính xác tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc phù sau đây:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Acetaminophen, Ibuprofen, Aspirin…Các loại thuốc chống viêm không chứa steroid hoặc có thể là acetaminophen…
  • Các loại thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine, Diazepam…
  • Các loại thuốc an thần: Vitamin nhóm B, Gabapentin…
  • Nhóm thuốc tiêm: Hydrocortison acetate, depo Medrol…

Sử dụng các loại thuốc Tây y chữa thoái hóa khớp vai thường có tác dụng rất nhanh, loại bỏ gần như là lập tức cảm giác đau nhức do căn bệnh thoái hóa khớp vai gây ra.Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây y cũng có những mặt tiêu cực như chỉ có tác dụng tạm thời, thường gây ra những tác dụng phụ không mong muốn…Chính vì thế khi sử dụng thuốc Tây y chữa thoái hóa khớp vai các bạn cần phải thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Cách chữa thoái hóa khớp vai bằng Đông y

Ngày nay rất nhiều người đang dần chuyển sang điều trị căn bệnh thoái hóa khớp vai bằng Đông Y. Khác với sử dụng thuốc Tây y là chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhức, thuốc Đông y có thể tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh, nếu hợp thuốc thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này là rất cao.

Bài thuốc chữa thoái hóa khớp vai bằng Đông y

Nguyên liệu: Dây đau xương, phòng phong, xuyên quy, tơ hồng xanh, gối hạc, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, hy thiêm, thạch cao, chi mẫu, vương cốt đẳng mỗi vị 10g

Thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu kể trên vào ấm sắc cùng với 1 lít nước đến khi cạn còn khoảng 1 nửa thì các bạn có thể tắt bếp để nguội, chia thành 3 phần bằng nhau và uống trong  ngày. Sử dụng liên tục thuốc trong khoảng thời gian 1 tháng sẽ cảm thấy triệu chứng đau nhức do thoái hóa khớp vai thuyên giảm một cách rõ ràng

Nguyên liệu làm nên các bài thuốc Đông y chủ yếu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên chúng sẽ không gây hại nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Thuốc Đông y cần phải có thời gian mới có thể phát huy được hết những công dụng, chính vì thế bệnh nhân thoái hóa khớp vai cần phải kiên trì sử dụng.

Sử dụng các bài thuốc dân gian

Đây là những bài thuốc có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên, và được ông cha ta thử nghiệm, áp dụng qua rất nhiều thế hệ. Việc chế biến thuốc cũng vô cùng đơn giản, các bạn có thể tìm thấy nguyên liệu ngay tại khu vườn hoặc mua ngoài chợ với chi phí rất thấp.

Cách chữa bệnh thoái hóa khớp vai theo dân gian

Nguyên liệu: 100g lá ngải cứu, 50g muối hạt trắng, 1 tấm vải sạch

Thực hiện: Các bạn cho ngải cứu và muối hạt trắng vào chảo rang lên đến khi lá ngải cứu hơi nhũn một chút thì có thể tắt bếp, đổ hỗn hợp thuốc vào vải và bọc lại cườm vào vị trí bị đau do căn bệnh thoái hóa khớp vai gây ra.

Công dụng: Cách làm này sẽ giúp các dưỡng chất từ lá ngải cứu thấm sâu vào vùng khớp vai bị thoái hóa, đồng thời sức nóng cũng giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông mạch máu và trao đổi chất bên trong cơ thể người bệnh. Hiện tài chưa có nghiên cứu chính thức nào và tác dụng của những bài thuốc dân gian chính vì thế chúng thường không được khuyến khích

Bên trên là những cách chữa bệnh thoái hóa khớp vai được sử dụng phổ biến nhất hiện nay các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn sớm chữa trị thành công căn bệnh này.